Giới thiệu chung
được sử dụng nhiều bởi các nhà khoa học. Ngoài ưu điểm về tổ chức văn bản chuyên nghiệp và cho chất lượng bản in cao, hướng tác giả tập trung vào nội dung và ít phải lo lắng về việc trình bày. Một minh chứng là nếu có một template tốt, sơ qua cách gõ các kí hiệu toán học (), tạo các môi trường định lý, định nghĩa, bổ đề, mệnh đề (thường) bằng cách \begin{theorem}, \begin{definition}, \begin{lemma}, \begin{proposition} và cách chèn hình bạn sẽ có thể soạn thảo khóa luận tốt nghiệp đẹp về hình thức.
phát triển từ hệ thống sắp chữ kiểu – một sáng tạo của Donald Knuth. Có một điều thú vị về lịch sử của :
In the late 1970s, Donald Knuth was revising the second volume of his multivolume magnum opus The Art of Computer Programming, got the galleys, looked at them, and said (approximately) “blecch”! He had just received his first samples from the new typesetting system of the publisher’s, and its quality was so far below that of the first edition of Volume 2 that he couldn’t stand it. Around the same time, he saw a new book (Artificial Intelligence, by Patrick Winston) that had been produced digitally, and ultimately realized that typesetting meant arranging 0’s and 1’s (ink and no ink) in the proper pattern, and said (approximately), “As a computer scientist, I really identify with patterns of 0’s and 1’s; I ought to be able to do something about this”, so he set out to learn what were the traditional rules for typesetting math, what constituted good typography, and (because the fonts of symbols that he needed really didn’t exist) as much as he could about type design. He figured this would take about 6 months…
(link đầy đủ: History of TeX )
… để rồi trong lời tựa cho bản in lần thứ 3 của cuốn The Art of Computer Programming, Donald Knuth đã chia sẻ rằng:
After having spent ten years developing the TeX and METAFONT systems for computer typesetting, I am able to fulfill the dream that I had when I began that work, by appling those systems to The Art of Computer Programming.
Thật khâm phục sự “chịu chơi” và phong cách giải quyết solve the problem at hand once and for all của Donald Knuth.
Quay trở lại với .
+ Document của Leslie Lamport về : Leslie Lamport document
+ Trên wiki cũng có khá đầy đủ thông tin: wiki_LaTeX
+ Trang hữu ích các thông tin về : Sharelatex
+ So sánh giữa MS Word và : Word_vs_LaTeX
Với tính logic, người dùng có thể đoán được ý nghĩa của nhiều từ khóa và do đó có thể tận dụng những template được chia sẻ trên mạng. Tuy nhiên để có được một bản thảo ưng ý về mặt hình thức không phải việc dễ, đặc biệt khi muốn soạn thảo một văn bản với bố cục không đồng nhất hoặc tạo các hình họa theo ý tưởng của mình.
Cài đặt và biên dịch
Cài đặt
Nói một cách đơn giản, sẽ cần cài đặt một trình soạn thảo và một chương trình chứa các trình biên dịch (Choosing a LaTeX Compiler).
Trình soạn thảo
Nên chọn một trình soạn thảo hỗ trợ nhiều phím tắt và các phím chức năng: chẳng hạn TeXstudio hoặc Texmaker.
Trên Ubuntu:
+ TeXstudio
- Cài đặt qua Ubuntu Software.
- Cài đặt qua Terminal:
sudo apt-get install texstudio
+ TeXmaker
- Cài đặt qua Ubuntu Software.
- Cài đặt qua Terminal:
sudo apt-get install texmaker
Trên Window: Tải xuống từ trang chủ và cài đặt bằng cách chạy file .exe.
Trên Mac: Bạn tải xuống Texmaker (là file .dmg), sau đó nhấp đúp để cài đặt bình thường. Đối với TeXsudio, tới trang chủ, ở đó có hướng dẫn cài đặt trong phần Download.
Trình biên dịch
Trên Window: Nên sử dụng MiKTeX, và chọn bản cơ bản, khi nào cần cập nhập gói lệnh ta vẫn có thể cập nhật tự động bằng trình soạn thảo. Bạn cũng có thể sử dụng TeXLive để đầy đủ các gói lệnh hơn, tuy nhiên sẽ khá tốn dung lượng máy không cần thiết.
Trên Ubuntu: Trước đây chưa có MiKTeX cho Ubuntu, nên lựa chọn duy nhất là TeXLive, có nhiều gói khác nhau như: texlive-latex-base, texlive-latex-extra, texlive-latex-recommended, texlive-full … Tùy nhu cầu sử dụng để cài đặt.
sudo apt-get install texlive-full
Hiện tại bạn đã có thể cài MikTeX trên Ubuntu
Trên Mac:
Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những công cụ LaTeX online .
Một số sản thành phẩm tạo bởi LaTeX
Từ những minh họa đơn giản
Biểu đồ Venn (Source: www.texample.net)
Tam giác Pascal (Source: www.texample.net)
Đến những minh họa phức tạp hơn
Trường vector cho phương trình vi phân. (Source: ThreeAppsPDF.pdf)
Thuật toán Prim tìm cây bao trùm cực tiểu
Những minh họa mang tính thực tế
Dragon curve (Source: tex.stackexchange.com)
Fractal tree using L-system
Minh họa bài toán thực tế
Đặt bóng điện trong vườn thanh long (Source: Pi journal)
Vẽ biểu đồ
Lời kết
Không nhiều người có ý định trở thành chuyên gia về , nhưng như đã thấy và còn nhiều hơn nữa những ví dụ khác để thấy được hỗ trợ nhiều như thế nào trong việc hiện thực ý tưởng một cách trực quan. Điều này có được nhờ quá trình sử dụng và đóng góp tích cực của cộng đồng sử dụng .
Về thực sự có nhiều điều để nói. Để có một minh họa, văn bản, mỗi người có thể quyết định chi cho nó nhiều hay ít thời gian (tất nhiên muốn đẹp chắc chắn không ít công sức) hoặc thậm chí chọn một công cụ quen hơn, khác . Bài viết này không đi sâu vào chi tiết mà chỉ muốn giới thiệu tới những bạn chưa biết, tin rằng nó sẽ là một công cụ hữu ích cho các bạn.
Một số tài liệu tham khảo:
+ LaTeX CookBook
+ Digital typography using latex
+ TikZ and PGF
+ Một cuốn sách về LaTeX của PGS. Nguyễn Hữu Điển: LaTeX tra cứu và soạn thảo